Bếp nhà, lại một mùa hoa nữa đi qua.... |
Lại chủ đề bếp nhà. Câu chuyện tưởng như của "ngày đã cũ :-). Nhàm chán. Cần refresh lại? . Đã có lúc mình ước mơ có thật nhiều tiền :-) để đầu tư một căn bếp thật ưng ý, tiện nghi, và sang trọng. Thế rồi sau những trải nghiệm, chợt nhận ra căn bếp đẹp không nhất thiết là căn bếp quá hiện đại. Cái ĐẸP đôi khi nằm ở sự đơn giản, gọn ghẽ. Một căn bếp thường thường bậc trung, chẳng quá tốn kém nhưng cũng ko vì thế mà mất đi sự tinh tế đâu nhé.
Chẳng phải là mình đang tự bao biện cho cái nghèo, cho hoàn cảnh hiện tại? Nhưng giả sử, bạn có nhiều tiền, bạn đang sở hữu 1 căn bếp "cực kì" đắt , dễ đến nửa tỷ chẳng hạn. Liệu bạn có vui như người ta, những kẻ nấu bếp than tổ ong, bếp dầu nhưng nụ cười luôn thường trực trên môi. Họ sống đơn giản thôi, nhưng không vì thế mà đánh mất HẠNH PHÚC đâu nhé. Ai dám chắc bạn hạnh phúc hơn họ, nhỉ?
Nói thế để thấy, tâm trạng người đứng bếp ảnh hưởng rất lớn cũng như việc đánh giá cái BẾP đẹp hay không đẹp. Vẫn biết tâm trạng là thứ dễ thay đổi. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ vật chất- tiền bạc hay món hàng hiệu xa xỉ đắt tiền cũng đánh đổi được ( thứ tưởng dễ mà khó) như nụ cười trên môi chúng ta, phải ko?
Bản thân mình, từ khi lấy chồng, đã đứng nấu ở nhiều căn bếp ,gắn bó trong thời gian ngắn dài khác nhau, xấu-đẹp,bếp thuê bếp mượn đều có. Nhưng không phải vô cớ mà mình thường ghi lại mọi hình ảnh và hoạt động trong những căn bếp ấy. Rõ ràng những lúc ấy mình enjoy cuộc sống lắm, rồi tự bằng lòng với bản thân nữa. Và bên cạnh những "người yêu dấu":-)))) thì việc ăn gì uống gì ko còn là chuyện quan trọng nữa. Cá nhân mình nấu ăn không ngon, rất vụng về , đoảng vị, nhưng trên hết là yêu thương. Yêu thương làm người ta dễ bỏ qua và chấp nhận khiếm khuyết của nhau ( vợ có thể nấu dở, chồng vẫn chén bay, hì hì). Yêu thương làm động lực giúp ngừoi ta hứng thú hơn trong công việc bếp núc ( bực tức thì cho chồng nhịn ăn luôn, hí hí)
Bếp nhà mình đang "sống" trong yêu thương như thế :-). Nên lúc nào mình cũng thấy nó Đẹp. Có những lúc "manh nha" với ý nghĩ, nếu một ngày mình tạm xa bếp, rồi đến việc mình sẽ phải thuê nhà chốn khác, hay phải chuyển nhà (bất đắc dĩ). Ôi, sao mà mọi quyết định bây giờ với mình lại khó khăn đến thế. Dạo này mình già, lẩm cẩm rồi đấy. Hnay lôi máy ảnh ra chụp, lưu lại bếp nhà, như GIỮ LẠI MỘT MÙA HOA.
Lại một mùa hoa nữa trôi qua. Bình yên. Bình yên...
Lại một mùa hoa nữa trôi qua. Bình yên. Bình yên...
Grassland
Bếp nhà 2013
----------------------------------------------------------------------------
Album này "tự sướng" lộ mặt OSIN nhà đứng bếp. chụp đc bao nhiêu ảnh "tung " lên hết nhé. Trông lôi thôi như mẹ mướp, các mẹ thông cảm và đừng cười nhé. Tâm trạng đang vui mà nên nhìn gì cũng thấy đẹp hết.
Đầu tiên là Mùa hoa loa kèn nhé. Hôm nay nhà có bình hoa loa kèn nở đẹp lắm. Mẹ già để giữa bàn ăn ngắm nghía xem chúng phù hợp góc nào trong nhà. Show hình các em thế này
Sau một thoáng suy nghĩ thì nên để góc này bàn ăn sẽ gọn gàng hơn
Xếp Như thế này ổn chưa nhỉ?
Góc bàn ăn thêm tinh khôi, mộc mạc. Giản dị hơn Tối nay có cơm rau muống chấm tương cà. Tuyệt cú mèo. Tiếc là lúc ấy ko có em điện thoại hay máy ảnh dứoi bếp, hì hì
Một góc bàn trà . Sắc vàng của hoa hồng. ko phải cứ hoa đắt mới sang và đẹp nhé. Như thế này cũng tạm ổn :-))), ( Hoa 1.000 VNĐ/ 1 bông :-) , total chỗ này 4.000 VNĐ
Chụp quay phía này đẹp hơn ko?
MÙA HOA này chỉ giữ được trong ngày:-). Tối giai cả đi lớp nhà trẻ về. Ôi thôi, phải hoán đổi. Hoa ở bàn ăn phải mang cất lên phòng khách., sợ con đập tan bộ 3 bình đấy. Và hoa phòng khách được đổi mang xuống góc bếp
Phòng khách bây giờ lung linh hơn nhé (lại đóng cửa phòng sợ ông giặc con lắm )
------------------------------------------
Sau đó là mùa hoa mẹ già giữ :-))))Mẹ già, 35 tuổi, dưới bếp, nhìn lôi thôi như mẹ mướp, hì hì.
Cắm hoa...Để thấy bếp núc là nơi thư giãn và xả stress cực hiệu quả
Dạo này làm hàng "đảm đang" tí
Mới tuyển osin trẻ 18 ực ực, mợ già đang training cho em ấy đấy :-)))
Ôi tình yêu, tuần nay hết xiền chưa đi siêu thị đc nên rỗng tuếch thế này
Bộ lọ đợi cookies dài cổ, há há.
No comments:
Post a Comment