Tuesday 25 December 2012

Lan man chuyện học thời nay



Con "gù" lưng chuẩn bị vượt "vũ môn" hay cuộc "chạy đua" của các bậc cha mẹ (ảnh minh họa)


Mếu máo...Đừng bắt con học sớm mẹ ơi (ảnh minh họa)

Có lẽ là quá sớm khi nhắc chuyện học ở đây. Khi con mới tròn 11 tháng tuổi. Nhớ có lần mẹ phàn nàn với ba : “ Anh cứ mua sắm nhiều đồ chơi cho con, sau này lớn lên, con được chiều sinh hư, rồi lại tí tởn ăn mặc “thời trang “ yêu đương nhăng nhít, học hành lẹt đẹt, em đi họp phụ huynh em xấu hổ lắm ’’. Ba chỉ cười và bảo: “ Con cái học hành không thể ép và theo ý nguyện của cha mẹ được đâu, biết là rèn luyện và đầu tư, nhưng gen cũng là 1 yếu tố quan trọng, nên cứ để con tự nhiên thôi, chơi mà học”.Thế nhưng ông bà nội thì lại bảo: “Bây giờ ở làng , ra đường gặp nhau các cụ mấy ai hỏi, con nhà bà có mấy nhà , mấy biệt thự, mấy  ô tô.. mà người ta hay hỏi, cháu học lớp mấy rồi, học được không? Hay  con có đỗ đại học ko, làm thạc sỹ tiến sỹ rồi à?

Xem ra vấn đề học hành, theo lý thuyết thì mọi người vẫn nói “đãi bôi” với nhau, “bỏ ngỏ” kiểu như: “Nhà tớ á, cứ để con chơi tự nhiên, học tự nhiên, ý là không ép, không thúc, không chọn trường, mặc kệ….” Nhưng thực tế bên trong là cuộc “cạnh tranh” là “guồng quay ” là cuộc chạy đua của các ông bố , bà mẹ. Xã hội bây giờ, người ta chạy theo thành tích, vì oai, vì sỹ diện hão nhiều hơn.
Thử làm phép so sánh, một em bé ở thành phố HN,  vừa đỗ vào lớp 1 trường điểm Dân lập Đoàn Thị Điểm lớp Anh, lớp Pháp ( đang là mốt), hay Dân lập Nguyễn Siêu (lớp quốc tế), với một em bé ở nông thôn trường làng. Rõ ràng,  điều kiện, hoàn cảnh và môi trường khác biệt hoàn toàn. Có thể , các ông bố bà mẹ ở thành phố tự đắc, vỗ đùi, “khoe khoang” với nhau: Con nhà ấy nhà nọ “Siêu” thế , Đoàn Thị Đ. năm nay “chọi” cao ngang thi ĐH,  làm được, bài 1 nối hình ngon ơ, bài cuối, sắp xếp tranh và kể thành 1 câu chuyện  trôi chảy.  Xin thưa, đừng vội nghĩ con trẻ thông minh, rất có thể, 10 năm nữa trong đội tuyển thi Quốc gia, em bé trường làng lại ẵm giải cao thay vì những em bé thành phố . Nói như thế, để biết rằng, em bé ở trường làng kia, ngày bé ko đc ôn luyện, hay ba mẹ chúng nghèo ko có tiền, nên có thể ko tuyển được vào lớp 1 ở trường điểm, trường chọn thôi.
Hôm qua nói với chồng, đề thi Đoàn Thị Đ, với  tụi mình ngày xưa là quá xa , bởi ngày xưa học lớp 1 có thi thố gì đâu. Bây giờ lạ quá cơ, chưa đi học đã phải thi, ai cũng bảo đề khó, nhưng em nghĩ, trẻ con như tờ giấy trắng ấy, nếu ngày nào cũng ôn, cũng luyện, “cũng nối hình” thì thành  học vẹt, học tủ nên đi thi chắc cũng đỗ thôi. Đấy là chưa kể  đến vấn đề gian lận, bố mẹ “chạy”, biết đề thì kiểu gì con cứ “nối đi nối lại”, đỗ ngay ấy mà. Nhưng, đừng vì thế mà tưởng con giỏi nhé, khà khà khà.
Lan man một chút chả để làm gì.Ngao ngán khi nghĩ đến cảnh con mình cứ học mà chơi, ngồi nhà bình tĩnh như thời của ba mẹ nó ngày trước , ngồi đó mà nhìn thiên hạ đua nhau  học, luyện và luyện. Con mình xem ra “tụt hậu” quá. Chồng bảo, con nhà mình sau này cho về Quảng Bình học trường làng. Vợ thêm vào: Về đấy mẹ quyết giữ quan điểm LỲ LỢM, không cho con đi học, cứ giữ con ở nhà, như vậy tức khắc Ủy ban xã phải cử người mang sách vở giấy bút phát free,có khi còn mang tiền “biếu mẹ” ấy chứ, mục đích là XÓA MÙ, chạy theo chương trình hành động ấy mà….
Dăm ba câu chuyện cho vui, nếu con phải về Quảng Bình học, thì cũng là  lực bất tòng tâm thôi. Vả lại, ở HN con  không  thể theo học được mấy trường điểm đang là “mốt” bây giờ, vì mấy lý do sau:
Thứ nhất, VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH. Theo mẹ là vấn đề quan trọng nhất khi cho con theo học trường chọn trường điểm. Phải có tiền cho con ôn luyện, chứ chưa nói là thi. Sau này thi đậu rồi, lại trại hè, nước trong nước ngoài, hết Úc lại Sing …. A, b,c là tốn. Nên nhà mình ko đủ tiền, rút lui đầu tiên nhỉ….
Thứ hai, ba không đặt nặng vấn đề học tập cho con lắm. Dù đôi khi mẹ “hiếu chiến” , mẹ cũng ước mơ, cũng viển vông lắm. Con học tốt cũng là cơ sở tiền đề cho việc “kiếm cơm” về sau… Làm nông dân như ba, làm ô sin như mẹ khổ lắm. Cả kiếp nghèo….
Thứ ba, năng lực của chính con. thi trượt đến oạch 1 cái. Học hành chắc tốp cuối bét se lét
Kết thúc bài viết bằng lời nhắn của con trẻ, các ông bố bà mẹ đừng quá kỳ vọng vào thế hệ con trẻ. Để con trẻ  phát triển tự nhiên, đừng bắt, đừng ép, đừng chọn trường, đừng chạy theo thanh tích. Nếu vì một lý do nào đó, con không thể đạt được KQ học tập như cha mẹ mong muốn, thì hãy xem đấy là sự cố gắng hết sức của con rồi.
Xin đừng đánh mất sự ngây thơ con trẻ.  Xin các ông bố bà mẹ hãy để tham vọng của mình bay lên không trung đi……….
Học, học nữa, học mãi… Ôi , cái sự học, ngao ngán, ngán ngao………
Grassland, 2011(Băn khoăn chuyện học thời nay)
Quan điểm của ba mẹ : để Nông dân Tũn Tùn chơi tẹt ga-  thoải mái tươi trẻ cuộc đời, kệ thiên hạ, hí hí., không cố , sức conhọc được đến đâu thì học..Với dự định về Quảng Bình học mẫu giáo làng. Cấp 1 trường làng. Cấp 2 trường làng. Cấp 3 làm cuộc thí nghiệm thi vào 3 trường nổi danh nhất VN: Chuyên ngữ, chuyên KHTN, Hà nội Amsterdam. Nếu chó ngáp phải ruồi đỗ, tiếp tục du học trời Tây kiếm vợ giàu 
, nếu  trượt, tiếp tục về trường làng. => Cuộc hành trình vác cày vác cuốc, lại làm NÔNG DÂN TŨN TÙN như hiện nay….Vòng quay luẩn quẩn, trèo cao ngã đau quá, hí hí hí…
ALBUM: Cùng "em iu" vượt khó /Photographer: Mẹ già LemNhem/Model : Nông dân Tũn Tùn+búp bê xinh đẹp
Không đồng quan điểm với ba mẹ, biết là Ba mẹ dự định cho về trường làng đấy, nhưng Nông dân tũn tùn và em búp bê xinh đẹp quyết chí cùng nhau ôn luyện, chuẩn bị thi vào trường điểm trường chọn , hi vọng đổi kiếp nghèo của ba mẹ, hí hí...


Giả sử có vớt vát đủ điểm đỗ, chắc mẹ cũng ko đủ xiền cốp học phí, trái tuyến nhỉ


Hu hu, sao lại thế nhỉ, tưởng là đi học mới làm quen với những cái đó, sao lại phải học trước cơ à



Đúng là nông dân Tũn Tùn, chả hiểu gì CHUYỆN HỌC THỜI NAY xí hổ chưa kìa ( che mặt)



Nào, búp bê xinh đẹp, chúng mình làm quen với bảng chữ cái



Anh Tũn ơi, học làm gì, lên mạng chơi GAME đê



chán rùi, gấp laptop lại



Búp bê xinh đẹp " Ê xì, anh Tũn thời trang quá đấy, học hành khéo lại thua em, anh bị tốp cuối em mách lẻo nhé"



Lại tiếp tục, lần này ko chơi nữa, học bằng phần mềm hẳn hoi nhé



Làm quen với số và bảng tính



Hóng hớt.... nghe ngóng tỷ lệ chọi gà vịt giữa các trường mốt, hí hí



Chơi tự do thích hơn



Thoải mái thích làm gì thì làm....gặm nhấm.... Tuyệt... Học hành làm chi cho mệt óc


No comments:

Post a Comment