Monday, 24 December 2012

Tản mạn chuyện ăn dặm

                           
.
                              Nông dân Tũn Tùn thích thú "đợi chờ" những bữa ăn dặm đầu tiên

Thế rồi cũng đến những tháng ngày mẹ phải chuẩn bị những bữa ăn đầu tiên cho con. Sáu tháng trôi qua thật nhanh, bây giờ ngoài sữa, con bắt đầu làm quen với thìa, với bình uống nước, với các thức ăn chuyển dần từngọt đến mặn, từ lỏng đến đặc
Entry này  như là sự sẻ chia , những lúng túng , vụng về lần đầu của người chưa có kinh nghiệm làm mẹ, cùng những băn khoăn chưa được giải đáp. Ở thời đại số hóa, khi mà chỉ cần một cái click chuột, một dòng tin trên Google, có thể search một “núi” thông tin, thì việc chọn lọc chúng quả thật là khó. Có ai đó đã từng than ngắn thở dài với mẹ:" Nuôi con khoa học bây giờ khó quá. Biết theo ai nhỉ
. Như mẹ, càng đọc, càng thấy mình bị sa lầy trong vũng bùn

. Chẳng hạn như việc " Nên cho con ăn dặm vào giai đoạn nào?" Câu trả lời rất chung chung 4-6 tháng . Mỗi người 1 ý kiến. Thật là khó. Đúng là cũng tùy vào nhu cầu ăn uống của từng đứa trẻ cũng như việc làm sao để nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Rồi những quan niệm trái chiều trong vấn đề dinh dưỡng. Các cụ ngày xưa quan niệm nấu bột ngọt cho thêm thìa đường, bột mặn cho mắm nước hầm xương. Trên các diễn đàn Việt Nam hiện nay ,có thể nói ăn dặm kiểu Nhật đang trở thành trào lưu, thành mốt. Và các bà mẹ trẻ đang áp dụng một cách máy móc, từ việc mua bộ đồ ăn dặm, bộ đồ chế biến , rồi việc nhà nhà ăn đồ nhập khẩu, người người mua phô mai, váng sữa, sữa chua , trà  nhập ngoại. Có một thực tế, ví dụ như sữa chua ở nước ngoài hạn dùng thường là 1 tuần, vậy với sự vận chuyển, bảo quản, các đại lý VN đến tay người tiêu dùng, có đảm bảo chất lượng hay ko, câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.
Nhớ dạo Tết, ở quê ngoại,  ra cửa hàng tạp hóa ở thị xã hỏi mua mấy hộp sữa chua trẻ em. Cô bán hàng tươi cười hỏi  “ bé nhà em đc mấy tháng rồi, mua sữa chua váng sữa  của Úc nhé”. “Cho cháu sữa chua Vinamilk Việt Nam thôi ạ”. Cô ấy bảo: Mua sữa VN làm gì, rẻ lắm, ko tốt.”   Ui chao, cái khái niệm tốt xấu trong dinh dưỡng của cô bán hàng thật giản đơn. Cứ đắt là tốt, rẻ là xấu. Trong khi giá thành cốc sữa ở nước bạn  có khi còn rẻ hơn giá cốc sữa chua làm tại VN. Rồi lại nhớ có lần "lang thang" vào mạng, ko rõ thực đơn của Viện dinh dưỡng VN hay của ai, 6 tháng mà ăn + uống liền "tù tì".... xem xong mẹ "choáng" quá . Nuôi con chạy theo "thành tích" chỉ số cân nặng để làm gì? Ăn và ăn... còn đâu thời gian để chơi và phát triển các kỹ năng - phát triển trí tuệ?
Không thể phủ nhận cách nuôi con khoa học của các nước phương Tây, nhất là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thực phẩm dinh dưỡng,  nhưng áp dụng thế nào trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở VN là việc làm ko dễ một sớm một hôm. Đôi khi phải tự an ủi mình, tự động viên tinh thần  theo kiểu, thôi thì  mình nuôi con theo điều kiện thực tế của nhà mình vậỵ. Nhà có gì ăn đó con ạ. Không thể rập khuôn theo một công thức nào, tiêu chuẩn nào.
Mẹ cần học cáchLẮNG NGHE để hiểu, để biết con đang CẦN gì, muốn gì....
CHAO UI LÀ KHÓ ................................................
Những Website bổ trợ:
Những vấn đề tổng hợp về mẹ và bé xem tại đây .
Thực phẩm và Dinh dưỡng xem tại đâytại đây.
Forum club Tũn Tùn tham gia xem ở đâyở đâyở đây
Grassland 2011 (Viết cho con, những băn khoăn ngày đầu làm mẹ).
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh Tũn Tùn trong những ngày ăn dặm đầu tiên:
Cải thiện món mới mút tay => Mẹ khoái chí cười khà khà.
Ăn sạch sẽ quá => mẹ lo lắng, sau này kiếm đâu được đủ tiền mua đồ ăn cho con
Góc nhỏ 10m2 của Tũn Tùn. Ăn, uống, ngủ , nghĩ "tùm lum" => mẹ chán + ghét ba Tũn luôn


Sử dụng linh hoạt, dùng car seat làm ghế ăn dặm => mẹ lo lắng bẩn cái ghế  => tiếc

Ngắm con yêu thích thú với việc Nhà có gì ăn nấy
=> mẹ hài lòng


Grassland 2011 (Viết cho con, những băn khoăn ngày đầu làm mẹ).

No comments:

Post a Comment